Ăn quá nhiều khoai lang để giảm cân có thể khiến bạn đối mặt với 5 rủi ro sức khoẻ này.
- Nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe phụ khoa dành cho sinh viên tại TPHCM
- Loại quả được ví là mâm xôi đen, tốt cho sức khoẻ về mọi mặt
Khoai lang là một loại rau củ giàu dinh dưỡng. Loại củ này chứa carbs phức tạp. Đây là những loại carbs liên kết với nhau từ ba loại đường trở lên, bao gồm cả chất xơ. Khoai lang được nhiều người ưa chuộng vì đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, trong đó bao gồm cả giảm cân.
1. Khoai lang giúp giảm cân như thế nào?
Giảm cân là kết quả của sự thiếu hụt calo. Nói cách khác, khi bạn ăn ít calo hơn mức cơ thể đốt cháy, bạn có thể giảm cân. Bằng cách thúc đẩy cảm giác no, khoai lang có thể giúp bạn ăn ít calo hơn.
Khoai lang chưa nấu chín có 77% nước và 13% chất xơ. Do đó, loại củ này có thể giúp bạn cảm thấy no mà không cần nhiều calo trong khi vẫn cung cấp năng lượng lâu dài.
Tuy nhiên, khi ăn khoai lang giảm cân, bạn nên hấp hoặc luộc khoai để bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn ăn khoai lang chiên hoặc làm bánh, lượng calo sẽ tăng cao, đồng thời dạng chế biến này không lành mạnh đối với sức khoẻ.
Khoai lang giúp bạn cảm thấy no lâu nên có thể hạn chế ăn nhiều, từ đó giúp giảm cân (Ảnh: Internet)
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam khoai lang sống là:
– Lượng calo: 86
– Nước: 77%
– Chất đạm: 1,6 gam
– Carb: 20,1 gram
– Đường: 4,2 gam
– Chất xơ: 3 gam
– Chất béo: 0,1 gram
– Nhiều vitamin và khoáng chất khác như tiền vitamin A, vitamin C – B6 – B5 và vitamin E, kali.
2. Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều khoai lang
Khoai lang thường không có tác dụng phụ nào ngoại trừ khi tiêu thụ quá nhiều. Nếu bạn ăn khoai lang thay cơm, bạn có thể gặp các vấn đề sức khoẻ sau:
– Tăng nguy cơ sỏi thận
Khoai lang có nhiều chất dinh dưỡng, cũng chứa nhiều oxalate, một loại axit hữu cơ. Ăn quá nhiều khoai lang vào chế độ ăn uống có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận, nếu đang bị sỏi thận ăn quá nhiều loại khoau này có thể làm tình trạng sẵn có trầm trọng hơn.
Đối với hầu hết mọi người, oxalate không có tác dụng gì đối với cơ thể. Cơ thể chỉ bài tiết nó qua nước tiểu và nó vô hại. Nhưng ở một số người, oxalate trong nước tiểu có thể kết hợp với canxi để tạo thành sỏi thận.
Còn đối với những người bị sỏi thận oxalate, oxalate bắt đầu lắng đọng trên viên sỏi đã có, làm tăng các triệu chứng và cơn đau. Ngoài ra, khoai lang cũng giàu kali và ăn hơn 50 gam khoai lang mỗi ngày có thể không phù hợp với bệnh nhân thận.
Mẹo giảm nguy cơ sỏi oxalate: bạn có thể giảm nguy cơ phát triển sỏi thận bằng cách uống nhiều chất lỏng và ăn thực phẩm giàu canxi và oxalat cùng nhau trong bữa ăn. Điều này sẽ giúp đảm bảo oxalat và canxi liên kết với nhau trong dạ dày trước khi được thận xử lý, làm giảm khả năng hình thành sỏi.
– Gây khó chịu dạ dày
Khoai lang cũng chứa mannitol, một loại carbohydrate gọi là rượu đường, hoặc polyol. Mặc dù không có hại khi dùng carbohydrate này, nhưng việc tiêu thụ quá nhiều có thể gây phiền toái dạ dày, đặc biệt những người có vấn đề dạ dày sẵn có.
Ăn quá nhiều khoai lang khi bị khó chịu ở dạ dày có thể dẫn đến tiêu chảy, đau dạ dày và đầy hơi.
Carbohydrate trong khoai lang có thể gây khó chịu cho dạ dày khi ăn quá nhiều (Ảnh: Internet)
– Làm tăng lượng đường trong máu
So với khoai tây, khoai lang có chỉ số đường huyết vừa phải và được coi là lành mạnh hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn khoai lang có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Khoai lang có nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống và có chỉ số đường huyết thấp, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong cơ thể.
Nhưng việc ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Điều này có thể nguy hiểm đối với những người bị bệnh tiểu đường.
– Tăng kali máu
Là nguồn cung cấp kali tốt, khoai lang có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
Nhưng khi tiêu thụ khoai lang quá nhiều, lượng kali dư thừa có thể dẫn đến tăng kali máu hoặc ngộ độc kali và có thể là nguyên nhân gây ra đau tim.
– Da chuyển sang màu cam
Nhiều người lo ngại rằng ăn nhiều khoai lang có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A. Tuy nhiên, theo Livestrong, mặc dù khoai lang chứa hàm lượng vitamin A cực cao với 787 miligam mỗi khẩu phần, nhưng vitamin A trong khoai lang là nguồn beta carotene.
Beta carotene là một carotenoid provitamin A. Cơ thể bạn chuyển đổi sắc tố thực vật này thành dạng vitamin A hoạt động có thể được sử dụng cho các chức năng trao đổi chất hoặc được lưu trữ trong gan của bạn. Mặc dù vitamin A từ nguồn động vật có thể gây độc khi tiêu thụ quá nhiều, nhưng lượng lớn beta carotene và các carotenoid provitamin A khác không liên quan đến bất kỳ rủi ro nào đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều khoai lang có thể khiến da chuyển sang màu vàng cam, nhưng tình trạng này vô hại và có thể hồi phục sau khi bạn ngừng ăn beta carotene trong khoai lang hoặc các thực phẩm khác.
3. Cách ăn khoai lang giảm cân
Để giảm cân từ khoai lang một cách an toàn, bạn nên ăn khoai theo một số gợi ý sau:
– Ăn khoai lang luộc, nướng hoặc hấp, thưởng thức cùng các loại thảo mộc, gia vị, nước sốt cay, một ít phô mai Parmesan hoặc tỏi. Tránh ăn khoai tây chiên vì lượng calo sẽ cao hơn.
– Bạn nên ăn khoai lang trong một bữa chính trong ngày, ăn sáng hoặc ăn tối. Bạn cũng có thể ăn khoai lang như một món ăn vặt nếu bạn cảm thấy đói.
– Kết hợp bổ sung thêm nhiều loại rau củ quả khác. Cũng có rất nhiều loại rau củ có lượng calo “âm” nhưng vẫn giúp bạn cảm thấy no lâu như cần tây, súp lơ, quả mọng,… Bạn nên làm đa dạng thực đơn để đảm bảo khi giảm cân cơ thể vẫn nhận đủ chất dinh dưỡng.
– Tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường
– Uống nhiều nước hơn
Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam
Sưu tầm H.C
Visits: 15