HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH AN GIANG

Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập,
khát vọng phát triển, xây dựng tổ chức hội vững mạnh
Chim
An Giang: Tiềm năng phát triển khu kinh tế cửa khẩu

An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, có đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia dài gần 100 km; lại là vùng đất đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu – hai nhánh lớn của sông Cửu Long. Tất cả đã tạo nên dòng chảy liền mạch, giúp An Giang trở thành cửa ngõ giao thương biên giới thuận tiện cả đường thủy, đường bộ từ Campuchia tới các tỉnh ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh.

Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt, kết hợp với đường biên giới dài tiếp giáp tỉnh Kandal và Takeo của Vương quốc Campuchia, An Giang mang nhiều lợi thế để phát triển các khu kinh tế cửa khẩu cùng các chuỗi hoạt động sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có tới 2 cửa quốc tế là Tịnh Biên, Vĩnh Xương và 2 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông. Đây là những cửa khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biên mậu không riêng tỉnh An Giang mà còn các tỉnh thuộc ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh với nước bạn Campuchia.

An Giang là tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (ảnh BTT).
An Giang là tỉnh có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (ảnh BTT).

Từ tầm quan trọng đó, năm 2016, Chính phủ đã phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu An Giang đến năm 2030. Tổng diện tích tự nhiên của Khu kinh tế cửa khẩu An Giang lên tới 30.729,8 ha; bao gồm 3 khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương và Khánh Bình.

Cụ thể, Khu kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên có diện tích tự nhiên khoảng 10.100 ha nằm trên địa bàn thị xã Tịnh Biên; Khu kinh tế cửa khẩu Vĩnh Xương thuộc thị xã Tân Châu với có diện tích tự nhiên khoảng 12.487 ha; Khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình có diện tích tự nhiên khoảng 8.140 ha thuộc huyện An Phú… Các Khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh An Giang là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đô thị và nông, lâm, ngư nghiệp gắn với cửa khẩu quốc tế.

Phát triển khu kinh tế cửa khẩu, nhân tố quan trọng chính là các cửa khẩu – nơi tiếp giáp giữa 2 quốc gia; đồng thời nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, du lịch, văn hóa… Cửa khẩu có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như tỉnh An Giang.

Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên

Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên là cửa khẩu quốc tế đường bộ, thông thương với cửa khẩu Phnom Den ở tỉnh Takéo của Campuchia. Tịnh Biên là cửa khẩu thương mại, kinh tế sầm uất của tỉnh An Giang; có hoạt động giao lưu hàng hóa thuận tiện nhất tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia.

Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên là cửa khẩu quốc tế đường bộ có nhiều lợi thế cho hoạt động xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản, hàng hóa tiêu dùng.
Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên là cửa khẩu quốc tế đường bộ có nhiều lợi thế cho hoạt động xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông sản, hàng hóa tiêu dùng.
Trạm Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên.
Trạm Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên.

Cửa khẩu này mở ra nhiều lợi thế cho hoạt động xuất, nhập khẩu; mua bán, trao đổi, điều phối hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia. Không chỉ có vậy, đây còn là cửa ngõ chiến lược giúp hàng hóa nước ta tiếp cận nhiều hơn tới thị trường thế giới, điển hình nhất là thị trường thương mại dịch vụ của các nước nằm trong khối ASEAN.

Đại diện Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hải Khánh Huy ông Võ Văn Hải trao đổi với Phóng viên.
Đại diện Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hải Khánh Huy ông Võ Văn Hải trao đổi với Phóng viên.

Trao đổi với ông Võ Văn Hải – đại diện Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hải Khánh Huy cho biết: “Công ty của chúng tôi nằm trên địa bàn thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang với ngành nghề hoạt động chính là xuất nhập, khẩu chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp như lúa, rau, củ, quả, dừa tươi, các mặt hàng nông sản sấy và lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa). Thế mạnh của Công ty là nhập khẩu lúa, gạo từ nước bạn Campuchia thông qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên cho các doanh nghiệp trong nước”.

An Giang: Tiềm năng phát triển khu kinh tế cửa khẩu - Ảnh 1
Các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu lúa gạo qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên.
Các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu lúa gạo qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên.

Không chỉ các mặt hàng nông sản được xuất, nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, mà hoạt động biên mậu những mặt hàng tiêu dùng cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thương mại; nổi bật là Doanh nghiệp tư nhân Phúc Hảo có trụ sở chính tại Khu thương mại kinh tế cửa khẩu Tịnh Biên.

An Giang: Tiềm năng phát triển khu kinh tế cửa khẩu - Ảnh 2
Ngoài lúa gạo, doanh nghiệp còn xuất khẩu hàng rau, củ, quả 
Ngoài lúa gạo, doanh nghiệp còn xuất khẩu hàng rau, củ, quả 

Trao đổi với Phóng viên, bà Nguyễn Thị Thu Hạnh – đại diện Doanh nghiệp tư nhân Phúc Hảo cho hay: “Công ty của chúng tôi hoạt động với nhiều ngành nghề, trong đó có hoạt động bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu, bán buôn thực phẩm, bán buôn hàng tiêu dùng, vận tải hàng hóa bằng đường bộ… Nói về hoạt động thương mại, biên mậu qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên, Công ty luôn thúc đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu sang nước bạn Campuchia”.

An Giang: Tiềm năng phát triển khu kinh tế cửa khẩu - Ảnh 3
An Giang: Tiềm năng phát triển khu kinh tế cửa khẩu - Ảnh 4
Chợ biên giới Tịnh Biên điểm giao thương hàng hóa, là chợ đầu mới  lớn của miền Tây.
Chợ biên giới Tịnh Biên điểm giao thương hàng hóa, là chợ đầu mới  lớn của miền Tây.

Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương

Trong tháng 2/2023, tỉnh An Giang đã phối hợp với tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia tổ chức lễ công bố khai trương mở mới cửa khẩu quốc tế đường bộ Vĩnh Xương và chính thức đưa vào sử dụng cặp cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương – Kaam Samnar cả đường bộ lẫn đường thủy.

Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương thuận lợi cho phát triển kinh tế khi có cả đường bộ và đường thủy
Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương thuận lợi cho phát triển kinh tế khi có cả đường bộ và đường thủy

Việc mở cửa khẩu quốc tế đường bộ Vĩnh Xương – Kaam Samnar là tiền đề quan trọng để 2 nước Việt Nam và Campuchia tiến hành quy hoạch, thu hút đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Cửa khẩu còn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đầu tư, kinh tế biên mậu, giao thông vận tải liên vận, du lịch… đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Nơi đây có thế mạnh phát triển du lịch bằng du thuyền trên dòng sông Tiền.
Nơi đây có thế mạnh phát triển du lịch bằng du thuyền trên dòng sông Tiền.

Nhờ có thế mạnh về đường sông, tiềm năng phát triển du lịch trên sông Tiền, nhiều doanh nghiệp đã phát huy những lợi thế của khu vực Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương để phát triển mô hình du lịch trên sông. Hiện nay, hoạt động phát triển du lịch trên sông Tiền là thế mạnh của thị xã Tân Châu và khu vực Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương.

Cửa khẩu Khánh Bình

Cửa khẩu Khánh Bình là một trong 4 cửa khẩu biên giới của tỉnh An Giang, được xây dựng tại thị trấn Long Bình thuộc huyện An Phú. Cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Chrey Thom thuộc xã Chrey Thom, huyện Koh Thum, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia; hình thành nên cặp cửa khẩu quốc tế Khánh Bình – Chrey Thom kết nối hai nước Việt Nam – Campuchia.

Cửa khẩu Khánh Bình là một trong 4 cửa khẩu biên giới của tỉnh An Giang.
Cửa khẩu Khánh Bình là một trong 4 cửa khẩu biên giới của tỉnh An Giang.

Tại cửa khẩu Khánh Bình có Khu kinh tế cửa khẩu Khánh Bình chỉ cách thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia) khoảng 75 km, cách thành phố Long Xuyên và TP. Châu Đốc của tỉnh An Giang lần lượt 67 km và 120km. Khu vực cửa khẩu Khánh Bình có sông Bình Di chảy qua, cũng chính là ranh giới tự nhiên ngăn cách của 2 nước.

Khu vực vùng biên, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình luôn tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự.
Khu vực vùng biên, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Long Bình luôn tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự.
Cửa khẩu Khánh Bình là nơi tập trung nhiều mặt hàng nông sản.
Cửa khẩu Khánh Bình là nơi tập trung nhiều mặt hàng nông sản.

Cửa khẩu Khánh Bình đóng vai trò là nơi diễn ra hoạt động xuất, nhập khẩu chủ đạo. Chính vì vậy, các mặt hàng như rau, củ, quả, nông sản của các tỉnh miền Tây tập trung nhiều tại đây để xuất khẩu sang nước bạn Campuchia.

Lợi thế Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, Cửa khẩu cảng Mỹ Thới

Ngoài những tiềm năng để phát triển kinh tế địa phương gắn với khu kinh tế cửa khẩu thông qua các cửa khẩu chính, An Giang còn có lợi thế ở Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông và Cửa khẩu cảng Mỹ Thới.

An Giang: Tiềm năng phát triển khu kinh tế cửa khẩu - Ảnh 5
Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là nơi chủ yếu vận chuyển bằng đường thủy với cự ly ngắn.
Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là nơi chủ yếu vận chuyển bằng đường thủy với cự ly ngắn.

Nét đặc trưng của Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là cửa khẩu quốc gia thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang; cửa khẩu này thông thương với cửa khẩu Kompong Krosang của tỉnh Takéo, Campuchia.

An Giang: Tiềm năng phát triển khu kinh tế cửa khẩu - Ảnh 6
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vĩnh Hội Đông đang thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra hoạt động xuất nhập cảnh của cư dân biên giới 2 nước.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vĩnh Hội Đông đang thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra hoạt động xuất nhập cảnh của cư dân biên giới 2 nước.

Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông chủ yếu vận chuyển bằng đường thủy với cự ly ngắn, phù hợp với các loại vật liệu xây dựng, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp… Nơi đây còn có điều kiện cho du khách 2 nước thuận lợi trong du lịch, tiềm năng để phát triển lâu dài.

Khu vực của Cửa khẩu cảng Mỹ Thới là nơi chủ yếu tập kết hàng hóa, trung chuyển mặt hàng về lúa gạo.
Khu vực của Cửa khẩu cảng Mỹ Thới là nơi chủ yếu tập kết hàng hóa, trung chuyển mặt hàng về lúa gạo.

Cửa khẩu cảng Mỹ Thới có vị trí địa lý nằm trên bờ phải của sông Hậu với diện tích mặt bằng khoảng 42.585,2 m2. Chủ yếu tập kết hàng hóa về lúa, gạo và trung chuyển lên tàu đi xuất khẩu – đây cũng là lợi thế của tỉnh An Giang trong phát triển kinh tế.

  Nguồn Tạp chí điện tử Kính tế và Đồ uống

   sưu tầm: HC

Visits: 1781

Bài viết Liên quan