Cây thốt nốt được trồng nhiều ở thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer đã có từ lâu đời và đã được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
- Lao động nữ bươn chải trong nắng nóng ở “thủ phủ thời trang” Ninh Hiệp
- Thổi thủy tinh – Mưu sinh bên “chảo lửa”
- Những người phụ nữ mưu sinh bằng nghề “đi theo con nước”
Người đi lấy nước thốt nốt phải leo đến tận ngọn cây, cao khoảng trên 10m, để cắt cuống hoa, hứng những giọt nước mật.
Những bình nhựa hứng nước thốt nốt sẽ được lấy vào hôm sau.
Tại ấp Phú Lâm (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, An Giang), nhiều hộ gia đình sau khi xong mùa gặt thì tranh thủ nấu đường thốt nốt để có thêm thu nhập.
Đường thốt nốt thu hoạch được tùy thuộc vào hàm lượng đường trong nước thốt nốt. Mùa nắng, để nấu được 1kg đường cần 6-7 lít nước thốt nốt nhưng mùa mưa phải tầm 10 lít.
Nước thốt nốt thu hoạch về được lọc sạch rồi được nấu ngay, tránh bị chua. Một mẻ nấu thường mất 6-7 tiếng.
Nguồn Báo Phụ nữ Việt Nam Online
Sưu tầm H.C
Visits: 24