HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH AN GIANG

Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập,
khát vọng phát triển, xây dựng tổ chức hội vững mạnh
Chim
Chia sẻ việc nhà – Thay đổi từ chính người trong cuộc

Gánh nặng việc nhà và chăm sóc gia đình khiến một bộ phận phụ nữ dân tộc thiểu số không hoặc hạn chế cơ hội tham gia thị trường lao động có lương.

Trong bài giảng này, ông Lê Xuân Hiếu, quản lý chương trình nông thôn (Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam), chia sẻ các nội dung liên quan đến các công việc chăm sóc không được trả công, nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ và nam giới DTTS về bình đẳng giới, gia tăng sự tham gia của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng.

Nước ta hiện có trên 4,7 triệu lao động nữ DTTS, chiếm khoảng 50,4% quy mô lực lượng lao động DTTS. Dù chiếm hơn một nửa lực lượng lao động DTTS nhưng phụ nữ DTTS chủ yếu tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và sản xuất – kinh doanh – dịch vụ các sản phẩm truyền thống của địa phương.

Quan niệm việc nhà là công việc phù hợp với khả năng của phụ nữ vẫn còn phổ biến, thậm chí, nhiều phụ nữ cũng có suy nghĩ. Gánh nặng việc nhà và chăm sóc gia đình khiến một bộ phận phụ nữ DTTS không hoặc hạn chế cơ hội tham gia thị trường lao động có lương.

Kết quả Điều tra 53 DTTS năm 2019 cho thấy: tỷ lệ lao động nữ DTTS làm các công việc “Lao động gia đình không hưởng lương” là 52%, cao gấp gần 2 lần so với tỷ lệ này của lao động nam DTTS là 26,6% và cao gấp hơn 2,5 lần so với lao động nữ cả nước (19,4%). Đây là nhóm công việc không ổn định, điều kiện làm việc kém hơn so với việc làm ở các khu vực khác và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc.

Có thể thấy, giải quyết các định kiến và chuẩn mực giới là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc phân bổ lại trách nhiệm giữa phụ nữ và nam giới, để từ đó người phụ nữ có thể tham gia công bằng vào thị trường lao động, tạo thu nhập cho bản thân và nâng cao vị thế, tiếng nói của họ trong các quyết định liên quan.

Nắm bắt được những khó khăn trên, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Dự án tập trung tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xoá bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, đặc biệt khoanh vùng xác định 3 khuôn mẫu chính cần thay đổi gồm: “Việc nhà là việc của phụ nữ”, “phụ nữ không nên thực hiện các hoạt động kinh tế chính của gia đình”, “phụ nữ không nên đưa ra các quyết định quan trọng cuối cùng trong gia đình”…

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ và nam giới DTTS về quyền bình đẳng trong sở hữu đất đai và tài sản; gia tăng sự tham gia của phụ nữ vào các quyết định về kinh tế trong hộ gia đình và cộng đồng của phụ nữ…

Nguồn: phunuvietnam.vn

Sưu tầm: H.c

Visits: 11

Bài viết Liên quan