Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Việt Nam có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi, trong đó tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) vùng sâu vùng xa cao gấp 2 lần tỷ lệ trẻ em ở miền đồng bằng.
Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi vùng miền núi là 38%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em là người dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh (32% so với 17,1%). Riêng 10 tỉnh có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cao nhất cả nước thì tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số suy dinh dưỡng thấp còi lên tới 60%.
Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết cho sự sống còn, sức khỏe và phát triển của trẻ. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có khả năng phát triển và học tập tốt hơn, tham gia và đóng góp cho cộng đồng của các em đồng thời có khả năng chống chịu khi đối diện với bệnh tật và thiên tai.
Suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ nhỏ. Tình trạng này xảy ra khi chế độ ăn uống không chứa đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp những vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một số tác hại của bệnh suy dinh dưỡng như suy giảm hệ miễn dịch, giảm phát triển trí não, giảm học hỏi, tiếp thu và giao tiếp xã hội kém…
Vậy làm thế nào để phòng chống suy dinh dưỡng cho con em mình. Phóng viên Báo PNVN đã có cuộc trao đổi cùng TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam về vấn đề này.
Nguồn: phunuvietnam.vn
Sưu tầm: H.C
Visits: 4